Sự thất vọng:
Sự thất vọng của tôi cùng tồn tại trong một con người mà tôi thần tượng, đó là “ba tôi”. Tôi còn nhớ rất rõ ngày ông nội mất, ba tôi không hề khóc, ba lo cho nội rất chu đáo. Để rồi sau khi đưa nội ra nghĩa trang, ba tôi đã âm thầm đứng khóc một mình bên bàn thờ của nội, sức chịu đựng dường như quá lớn, đã vỡ òa trong lòng ba tôi sau nghĩa cử cuối cùng dành cho nội. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thấy những giọt nước mắt quý giá của đàn ông (trong đời tôi, chỉ thấy được 3 lần đàn ông khóc, người thứ nhất là ba tôi, người thứ hai là người yêu tôi và người thứ 3 là chồng tôi). Kể từ đó, ba là thần tượng mới trong lòng tôi, tôi học hành, làm gì cũng nghĩ về ba trước tiên, ba tôi rất giỏi, ba cũng làm chức vụ rất lớn như ông nội. Nhưng (sự đời bao giờ cũng có chữ nhưng làm thay đổi bao điều đẹp đẽ và cả xấu xí) sau khi tôi tốt nghiệp đại học được 3 năm, ba tôi bị vướng vào một vụ án thương mại, nói đúng hơn là liên đới chịu trách nhiệm vì một nhân viên kế toán đã biển thủ tiền thuế mà ba tôi chủ quan không hay biết. Vụ án đó làm mất uy tín cũng như làm cho ba tôi suy sụp tinh thần trong một thời gian dài (tất nhiên là ba tôi không bị tù vì chỉ bị liên đới chịu trách nhiệm). Ba bị đình chỉ công tác, phát sinh chứng trầm cảm cùng nhiều chứng bệnh khác của người có tuổi. Năm ba 54 tuổi, ba xin nghỉ hưu sớm, cũng kể từ đó, ba hoàn toàn thay đổi tính tình. Tôi hiểu rằng cú shock đó quá lớn đối với ba, vì thế mà mẹ và chị em tôi luôn cố gắng làm cho ba vui, chiều ba hết mực. Thời gian đầu khi ba ở nhà, ba như một ông hoàng, chẳng làm gì cả, chỉ tập thể thao, xem tivi, thỉnh thoảng café, uống rượu cùng mấy ông bạn đồng liêu. Cứ như vậy gần một năm, chị em tôi thấy như vậy ba tù túng quá, nên bàn với mẹ làm gì đó cho ba tham gia, vậy là ba tôi mở trang trại. Song với quan điểm của một cán bộ bàn giấy, ba đem áp vào việc quản lý trang trại hoàn toàn lao động tay chân thì bạn biết kết quả thế nào rồi. Lại thất bại, gần cả 100 triệu đội nón ra đi mà trang trại chẳng ra gì. Rồi thì ba tôi bắt đầu trái tính, ba không thích ai cãi lời, dù trước kia những lời góp ý của bọn tôi luôn được ba lắng nghe rất nghiêm túc. Ba cho rằng vì ba không còn làm ra tiền nên mẹ xem thường ba, mà sự thật là mẹ chưa bao giờ có thái độ gì quá đáng với ba, ngoại trừ việc mẹ thấy ba ở không nên đề nghị ba tưới cây, quét sân dùm những khi mẹ quá bận. Chỉ là những việc rất nhỏ nhặt, nhưng ba tôi luôn xem đó là chuyện rất quan trọng, thái độ của ba làm không khí trong gia đình luôn căng như dây đàn. Bọn tôi cũng bắt đầu ít nói chuyện với ba hơn, vì thể nào cũng sẽ có tranh cãi. Mỗi ngày trôi qua, ba tôi như càng đắm chìm trong ký ức huy hoàng của mình mà quên đi thực tại. Ba vẫn sống như ông hoàng, muốn gì được nấy, ba không hề giúp mẹ tí việc nhà nào, kể cả là giăng dùm mẹ cái mùng khi mẹ mệt. Bọn tôi rất muốn ba thoải mái, muốn ba vứt bỏ cái vầng hào quang của quá khứ để là một ông bố vui vẻ, hoà nhập với mọi người, nhưng sao khó quá. Kế nhà tôi có ông giáo về hưu, ông ấy sáng sáng cùng vợ đi tập thể dục, ăn sáng. Trưa về nhà ông đi chợ, bà vợ nấu cơm. Tối rảnh hai ông bà chở nhau đi uống café, đi nghe nhạc, đi coi cải lương. Rồi khi hè về, cả nhà họ đi du lịch cùng con cháu. Dẫu biết rằng mỗi nhà mỗi cảnh nhưng sao tôi vẫn ao ước. Phải chăng nỗi thất vọng là đây?! Người ta phải làm gì khi nỗi thất vọng quá lớn… ???
Sự thất vọng của tôi cùng tồn tại trong một con người mà tôi thần tượng, đó là “ba tôi”. Tôi còn nhớ rất rõ ngày ông nội mất, ba tôi không hề khóc, ba lo cho nội rất chu đáo. Để rồi sau khi đưa nội ra nghĩa trang, ba tôi đã âm thầm đứng khóc một mình bên bàn thờ của nội, sức chịu đựng dường như quá lớn, đã vỡ òa trong lòng ba tôi sau nghĩa cử cuối cùng dành cho nội. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thấy những giọt nước mắt quý giá của đàn ông (trong đời tôi, chỉ thấy được 3 lần đàn ông khóc, người thứ nhất là ba tôi, người thứ hai là người yêu tôi và người thứ 3 là chồng tôi). Kể từ đó, ba là thần tượng mới trong lòng tôi, tôi học hành, làm gì cũng nghĩ về ba trước tiên, ba tôi rất giỏi, ba cũng làm chức vụ rất lớn như ông nội. Nhưng (sự đời bao giờ cũng có chữ nhưng làm thay đổi bao điều đẹp đẽ và cả xấu xí) sau khi tôi tốt nghiệp đại học được 3 năm, ba tôi bị vướng vào một vụ án thương mại, nói đúng hơn là liên đới chịu trách nhiệm vì một nhân viên kế toán đã biển thủ tiền thuế mà ba tôi chủ quan không hay biết. Vụ án đó làm mất uy tín cũng như làm cho ba tôi suy sụp tinh thần trong một thời gian dài (tất nhiên là ba tôi không bị tù vì chỉ bị liên đới chịu trách nhiệm). Ba bị đình chỉ công tác, phát sinh chứng trầm cảm cùng nhiều chứng bệnh khác của người có tuổi. Năm ba 54 tuổi, ba xin nghỉ hưu sớm, cũng kể từ đó, ba hoàn toàn thay đổi tính tình. Tôi hiểu rằng cú shock đó quá lớn đối với ba, vì thế mà mẹ và chị em tôi luôn cố gắng làm cho ba vui, chiều ba hết mực. Thời gian đầu khi ba ở nhà, ba như một ông hoàng, chẳng làm gì cả, chỉ tập thể thao, xem tivi, thỉnh thoảng café, uống rượu cùng mấy ông bạn đồng liêu. Cứ như vậy gần một năm, chị em tôi thấy như vậy ba tù túng quá, nên bàn với mẹ làm gì đó cho ba tham gia, vậy là ba tôi mở trang trại. Song với quan điểm của một cán bộ bàn giấy, ba đem áp vào việc quản lý trang trại hoàn toàn lao động tay chân thì bạn biết kết quả thế nào rồi. Lại thất bại, gần cả 100 triệu đội nón ra đi mà trang trại chẳng ra gì. Rồi thì ba tôi bắt đầu trái tính, ba không thích ai cãi lời, dù trước kia những lời góp ý của bọn tôi luôn được ba lắng nghe rất nghiêm túc. Ba cho rằng vì ba không còn làm ra tiền nên mẹ xem thường ba, mà sự thật là mẹ chưa bao giờ có thái độ gì quá đáng với ba, ngoại trừ việc mẹ thấy ba ở không nên đề nghị ba tưới cây, quét sân dùm những khi mẹ quá bận. Chỉ là những việc rất nhỏ nhặt, nhưng ba tôi luôn xem đó là chuyện rất quan trọng, thái độ của ba làm không khí trong gia đình luôn căng như dây đàn. Bọn tôi cũng bắt đầu ít nói chuyện với ba hơn, vì thể nào cũng sẽ có tranh cãi. Mỗi ngày trôi qua, ba tôi như càng đắm chìm trong ký ức huy hoàng của mình mà quên đi thực tại. Ba vẫn sống như ông hoàng, muốn gì được nấy, ba không hề giúp mẹ tí việc nhà nào, kể cả là giăng dùm mẹ cái mùng khi mẹ mệt. Bọn tôi rất muốn ba thoải mái, muốn ba vứt bỏ cái vầng hào quang của quá khứ để là một ông bố vui vẻ, hoà nhập với mọi người, nhưng sao khó quá. Kế nhà tôi có ông giáo về hưu, ông ấy sáng sáng cùng vợ đi tập thể dục, ăn sáng. Trưa về nhà ông đi chợ, bà vợ nấu cơm. Tối rảnh hai ông bà chở nhau đi uống café, đi nghe nhạc, đi coi cải lương. Rồi khi hè về, cả nhà họ đi du lịch cùng con cháu. Dẫu biết rằng mỗi nhà mỗi cảnh nhưng sao tôi vẫn ao ước. Phải chăng nỗi thất vọng là đây?! Người ta phải làm gì khi nỗi thất vọng quá lớn… ???
Rũ bỏ hình bóng huy hoàng của quá khứ là một việc làm rất khó bạn ạ! Có thể, bạn cần phải gần gũi ba hơn, cần phải để ba thấy và nhận thức được hiệu quả việc làm cụ thể nào đó của ba. Ví dụ, nên hướng ba vào một hoạt động nào đó: Đi đón cháu đi học về chẳng hạn. Bạn nghĩ sao?
Trả lờiXóaCái đó gọi là ích kỷ đó bạn, mà như Ba của bạn đã ăn thua gì, chỉ mới những người trong nhà chịu (âu cũng là cái mệnh hay tại trời chi chi đó), chứ nhiều người chỉ ích kỷ một chút thôi, cả rất nhiều người phải gánh chịu. Vụ này tui trải qua rùi, nhưng đã rất cố gắng, tuy nhiên sự đổi thay chỉ là tượng trưng... cho đến một ngày Ba tui yếu... Giờ thì tui buồn vui lẫn lộn, buồn vì Ba tui yếu, vui vì qua cái đoạn yếu, Ba tui thương mọi người xung quanh hơn.. Âu cũng là cái mệnh trời vậy.
Trả lờiXóaCàng chăm sóc, càng vun vén càng làm hài lòng thì người ta sẽ càng khó chịu. Bởi bản chất của người tự coi mình là thất bại luôn luôn là khó ở. Chi bằng cứ để người ta một mình, chịu sự xa lánh và cô đơn, người ta mới hiểu ý nghĩa của việc được chăm sóc và biết chăm lại người khác.
Trả lờiXóaMột thiển nghĩ của tôi. Bạn tham khảo nhé :-)