Tôi là con Thắm, con Bà Tư bánh tằm…
Thứ Năm, 04/04/2013 07:47
Chẳng biết chính xác từ khi nào, tôi bắt đầu mắc cỡ khi nghe người ta gọi mình là “con Thắm, con Bà Tư bánh tằm”. Năm đó tôi học lớp 8 trường xã, đã có mấy thằng bạn trong lớp để ý và bạn bè ghép đôi. Tôi nói với má: “Từ giờ trở đi, má đừng bán ở trường con nữa, tụi bạn cứ ghẹo con hoài”.
Nghe tôi nói vậy, mặt má buồn hiu: “Vậy
rồi con ăn cái gì?”. Thường ngày má vẫn để dành cho tôi một dĩa bánh
thật đầy, giờ ra chơi tôi sẽ chạy ù ra ăn. Hôm nào ngán thì tôi xin tiền
má để mua bánh mì hay bánh lọt mặn. “Bánh của má có nước cốt dừa, ngán
muốn chết. Thôi, con không ăn nữa đâu”- tôi vùng vằng.
Má không nói gì, chỉ lẳng lặng chan nước mắm, lùa vội mấy cọng bánh
tằm rồi đi dọn dẹp, ngâm bột, khìa thịt, xắt bì… Anh hai lườm tôi: “Mày
ngán thì tao không biết ngán chắc? Nói mà không sợ má buồn. Đồ dở hơi”.
Tôi sửng cồ: “Ngán thì nói ngán, mắc gì không được nói? Anh mới là đồ dở
hơi!”.
Tôi nói vậy rồi bưng chén cơm bỏ ra hàng ba.
Ba mất khi tôi mới 2 tuổi. Nhà nội nghèo nên má dắt anh em tôi trôi dạt từ Châu Đốc xuống Bạc Liêu. Má học được cách làm món bánh tằm bì và nuôi anh em tôi khôn lớn bằng thứ bánh đơn sơ ấy. Tôi nhớ có lần má nói: “Tụi con ráng học để sau này có cái nghề mà sống sung sướng tấm thân. Thấy con ông Ba không? Toàn kỹ sư, bác sĩ…”.
Anh hai thương má nên học rất giỏi, năm nào cũng lãnh thưởng. Còn tôi thì thất thường, lúc được lúc không. Thế nhưng học xong lớp 12, anh hai nhất quyết nghỉ học, trốn ra thị xã đi làm phụ hồ để kiếm tiền phụ má. Biết tin, má giận lắm. Một bữa, tôi chuẩn bị đi học thì má bảo: “Cơm nước má nấu sẵn rồi, đi học về thì dọn ăn rồi học bài. Má đi kiếm anh hai”.
Nói rồi má tất tả xách cái nón lá đi bộ ra chợ để đón xe lên thị xã. Tôi thắc mắc không biết làm sao mà má tìm được anh hai giữa nơi đông đúc, xô bồ ấy nhưng không kịp hỏi. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy cái dáng tảo tần của má. Chuyến xe lam về thị xã hôm ấy bị lật vì chở quá đông. Trong số 2 người bị thương nặng nhất và không qua khỏi có má tôi.
Hôm đó, tôi chờ tới chiều, tới tối mà không thấy má về, trong bụng đã lo. Tới khuya thì anh hai đưa má về. Có nhiều người quen ở xã cùng đi với anh. Khi biết má gặp nạn và không trở về nữa, tôi đã ngất đi. Còn anh hai tôi thì mắt đỏ ngầu dù tôi không hề thấy anh khóc.
Lo cho má xong xuôi, một bữa tôi đi học về không thấy anh hai đâu thì cuống cuồng đi tìm. Với tôi bây giờ, nỗi sợ hãi lớn nhất là anh hai lại bỏ đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Tôi tìm thấy anh hai đang gục đầu trên mộ má. Anh khóc thành tiếng, khóc rất to. Tôi cũng vậy. Vừa khóc anh vừa nói, giọng khàn đặc: “Tại anh mà má mới chết…”. Tôi không biết nói gì nhưng trong bụng cũng thầm trách anh. Giá như anh đừng nghỉ học trốn ra thị xã thì má đâu có đi tìm để rồi không về nữa…
Tôi đã đi nhiều nơi, chỗ nào có bánh tằm bì tôi cũng ăn thử để so
sánh với bánh của má và anh hai. Thật tình, tôi không thấy ai làm bánh
ngon như má. Bánh tằm của má làm bằng bột gạo. Hồi trước anh hai chuyên
trị bị má bắt xay bột. Tôi nhớ má cột cái bao bồng bột ở miệng cái cối
đá để hứng bột chảy ra; xay xong thì cột miệng bao lại thật chặt rồi lấy
cái cối dằn lên cho nước chảy ra bớt. Sau đó má khuấy bột rồi đổ vô
khuôn ép cho ra những sợi bánh dài, to hơn cọng bún một chút. Xong xuôi
má cho bánh vô xửng hấp chín rồi để nguội. Bánh tằm của má dai dai, giòn
giòn, thơm thơm; nhai lâu cứ ngọt lịm trong miệng…
Bì má làm cũng không giống ai. Má chọn một nửa thịt đùi, một nửa ba rọi ướp cho thật thấm mới khìa nước dừa xiêm rồi xắt sợi. Da heo má cũng mua về tự tay luộc, xắt… Hồi tôi còn nhỏ, má hay nhờ tôi ra lò heo của bác tư cuối xóm để lấy da heo về làm bì; lớn hơn một chút, tôi mắc cỡ không chịu đi nên anh hai phải “bao thầu” luôn. Có lần anh bực mình cốc vô đầu tôi đau điếng: “Cái thứ làm biếng như mày mai mốt bốc đất mà ăn”. Tôi vênh mặt: “Mai mốt em làm bác sĩ, tới chừng đó anh đừng có nhờ em chữa bệnh nghen”. Anh hai “xì”một cái: “Bản mặt mày giỏi lắm là bán bánh tằm bì chớ làm bác sĩ ai mà dám đưa cho mày chữa bệnh? Đồ làm biếng”.
Tôi công nhận mình làm biếng thật vì tôi nghĩ có má và anh hai lo hết mọi chuyện rồi. Tới chừng những người ấy không có bên cạnh, tôi mới thấy hụt hẫng. Tôi nhớ có lần, má kêu tôi xuống bếp: “Xuống đây má chỉ cho làm nước mắm nè. Con gái, con đứa ít ra cũng phải biết làm chén nước mắm cho ngon…”. Tôi viện cớ mắc học bài nên không chịu xuống cho má dạy.
Nhưng phải công nhận là nước mắm má làm để chan bánh tằm bì hoặc ăn cơm tấm thì ngon tuyệt. Tỏi ớt má đâm nhuyễn chứ không bằm, nước dừa tươi má nấu cho kẹo lại chứ không dùng nước sôi để nguội pha nước mắm như nhiều người vẫn làm. Vì vậy mà nước mắm của má sền sệt chứ không lỏng bỏng.
Cả nước cốt dừa để chan vô bánh tằm má cũng chăm chút thật kỹ: hành tăm xắt thật nhuyễn, nêm nếm vừa ăn, không đặc cũng không lỏng quá, sao cho mỗi đĩa bánh tằm chỉ cần chan một muỗng nhỏ là đủ. Hồi má mới bán bánh tằm bì, tôi rất thích chan nước cốt dừa vô cơm để ăn. Không biết có phải do ăn nhiều quá mà lớn lên một chút thì tôi lại thấy ngán…
Tôi đã lớn lên bằng những dĩa bánh tằm bì của má và anh hai. Giờ đây tôi đã trở thành bác sĩ như má hằng mong muốn nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ vơi đi những niềm ân hận. Năm nào về đám giỗ tôi cũng ngồi thật lâu bên mộ má để thầm thì những lời mà khi còn sống, má chưa bao giờ được nghe…
Tôi nhớ dáng má thập thò trước cổng trường chờ giờ ra chơi để đem bánh tằm cho tôi ăn sáng; tôi nhớ những bước chân rón rén dù má phải nhấc cái càng xe lên để không gây ra tiếng động làm mất giấc ngủ của tôi mỗi sáng sớm; tôi nhớ những ngày mưa dầm bán ế, má ăn bánh tằm thay cơm…
Giờ đây, có nhiều hôm tôi bỗng thấy thèm quay quắt những cọng bánh tằm của má, thèm nghe tiếng má từ dưới bếp vọng lên nhắc tôi đi ngủ, thèm được má sai đi xuống xóm dưới lấy da heo về cho má làm bì…
Và tôi thèm được nghe người ta gọi tôi là “Con Thắm, con Bà Tư bánh tằm!”…
Đối với tôi, giờ đây đó là điều đáng tự hào nhất…
Không bán ở trường, má tôi phải đẩy xe bánh tằm qua tận bên xóm Nhà
Thờ rất xa. Tuy vậy có nhiều hôm bán ế, má ăn bánh tằm, nhường cơm cho
anh em tôi. Anh hai thương má, cũng nhất quyết đòi ăn bánh tằm. Còn tôi
thì vừa nhìn đĩa bánh, vừa lắc đầu rùng mình: “Con thấy bánh tằm là ngán
tới óc o”.
Tôi nói vậy rồi bưng chén cơm bỏ ra hàng ba.
Ba mất khi tôi mới 2 tuổi. Nhà nội nghèo nên má dắt anh em tôi trôi dạt từ Châu Đốc xuống Bạc Liêu. Má học được cách làm món bánh tằm bì và nuôi anh em tôi khôn lớn bằng thứ bánh đơn sơ ấy. Tôi nhớ có lần má nói: “Tụi con ráng học để sau này có cái nghề mà sống sung sướng tấm thân. Thấy con ông Ba không? Toàn kỹ sư, bác sĩ…”.
Anh hai thương má nên học rất giỏi, năm nào cũng lãnh thưởng. Còn tôi thì thất thường, lúc được lúc không. Thế nhưng học xong lớp 12, anh hai nhất quyết nghỉ học, trốn ra thị xã đi làm phụ hồ để kiếm tiền phụ má. Biết tin, má giận lắm. Một bữa, tôi chuẩn bị đi học thì má bảo: “Cơm nước má nấu sẵn rồi, đi học về thì dọn ăn rồi học bài. Má đi kiếm anh hai”.
Nói rồi má tất tả xách cái nón lá đi bộ ra chợ để đón xe lên thị xã. Tôi thắc mắc không biết làm sao mà má tìm được anh hai giữa nơi đông đúc, xô bồ ấy nhưng không kịp hỏi. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy cái dáng tảo tần của má. Chuyến xe lam về thị xã hôm ấy bị lật vì chở quá đông. Trong số 2 người bị thương nặng nhất và không qua khỏi có má tôi.
Hôm đó, tôi chờ tới chiều, tới tối mà không thấy má về, trong bụng đã lo. Tới khuya thì anh hai đưa má về. Có nhiều người quen ở xã cùng đi với anh. Khi biết má gặp nạn và không trở về nữa, tôi đã ngất đi. Còn anh hai tôi thì mắt đỏ ngầu dù tôi không hề thấy anh khóc.
Lo cho má xong xuôi, một bữa tôi đi học về không thấy anh hai đâu thì cuống cuồng đi tìm. Với tôi bây giờ, nỗi sợ hãi lớn nhất là anh hai lại bỏ đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Tôi tìm thấy anh hai đang gục đầu trên mộ má. Anh khóc thành tiếng, khóc rất to. Tôi cũng vậy. Vừa khóc anh vừa nói, giọng khàn đặc: “Tại anh mà má mới chết…”. Tôi không biết nói gì nhưng trong bụng cũng thầm trách anh. Giá như anh đừng nghỉ học trốn ra thị xã thì má đâu có đi tìm để rồi không về nữa…
Mấy hôm sau, anh hai tôi dựng cái chòi nhỏ ở chợ xã. Anh lần mò bắt
chước má làm bánh tằm bì để bán. Bánh anh hai làm lúc đầu không ngon
lắm nhưng bà con thương nên rất đắt hàng. Dần dần, tay nghề của anh được
nâng lên. Khi tôi học cấp ba rồi lên Cần Thơ học đại học thì anh cũng
ra thị xã mở quán bánh tằm bì. Rồi anh cưới vợ. Lâu lâu anh lại làm bánh
tằm bì mang lên ký túc xá cho tôi đãi bạn bè. Từ khi má mất, đĩa bánh
tằm bì nào của tôi cũng chan đầy nước mắt…
Bì má làm cũng không giống ai. Má chọn một nửa thịt đùi, một nửa ba rọi ướp cho thật thấm mới khìa nước dừa xiêm rồi xắt sợi. Da heo má cũng mua về tự tay luộc, xắt… Hồi tôi còn nhỏ, má hay nhờ tôi ra lò heo của bác tư cuối xóm để lấy da heo về làm bì; lớn hơn một chút, tôi mắc cỡ không chịu đi nên anh hai phải “bao thầu” luôn. Có lần anh bực mình cốc vô đầu tôi đau điếng: “Cái thứ làm biếng như mày mai mốt bốc đất mà ăn”. Tôi vênh mặt: “Mai mốt em làm bác sĩ, tới chừng đó anh đừng có nhờ em chữa bệnh nghen”. Anh hai “xì”một cái: “Bản mặt mày giỏi lắm là bán bánh tằm bì chớ làm bác sĩ ai mà dám đưa cho mày chữa bệnh? Đồ làm biếng”.
Tôi công nhận mình làm biếng thật vì tôi nghĩ có má và anh hai lo hết mọi chuyện rồi. Tới chừng những người ấy không có bên cạnh, tôi mới thấy hụt hẫng. Tôi nhớ có lần, má kêu tôi xuống bếp: “Xuống đây má chỉ cho làm nước mắm nè. Con gái, con đứa ít ra cũng phải biết làm chén nước mắm cho ngon…”. Tôi viện cớ mắc học bài nên không chịu xuống cho má dạy.
Nhưng phải công nhận là nước mắm má làm để chan bánh tằm bì hoặc ăn cơm tấm thì ngon tuyệt. Tỏi ớt má đâm nhuyễn chứ không bằm, nước dừa tươi má nấu cho kẹo lại chứ không dùng nước sôi để nguội pha nước mắm như nhiều người vẫn làm. Vì vậy mà nước mắm của má sền sệt chứ không lỏng bỏng.
Cả nước cốt dừa để chan vô bánh tằm má cũng chăm chút thật kỹ: hành tăm xắt thật nhuyễn, nêm nếm vừa ăn, không đặc cũng không lỏng quá, sao cho mỗi đĩa bánh tằm chỉ cần chan một muỗng nhỏ là đủ. Hồi má mới bán bánh tằm bì, tôi rất thích chan nước cốt dừa vô cơm để ăn. Không biết có phải do ăn nhiều quá mà lớn lên một chút thì tôi lại thấy ngán…
Tôi đã lớn lên bằng những dĩa bánh tằm bì của má và anh hai. Giờ đây tôi đã trở thành bác sĩ như má hằng mong muốn nhưng trong lòng tôi chưa bao giờ vơi đi những niềm ân hận. Năm nào về đám giỗ tôi cũng ngồi thật lâu bên mộ má để thầm thì những lời mà khi còn sống, má chưa bao giờ được nghe…
Tôi nhớ dáng má thập thò trước cổng trường chờ giờ ra chơi để đem bánh tằm cho tôi ăn sáng; tôi nhớ những bước chân rón rén dù má phải nhấc cái càng xe lên để không gây ra tiếng động làm mất giấc ngủ của tôi mỗi sáng sớm; tôi nhớ những ngày mưa dầm bán ế, má ăn bánh tằm thay cơm…
Giờ đây, có nhiều hôm tôi bỗng thấy thèm quay quắt những cọng bánh tằm của má, thèm nghe tiếng má từ dưới bếp vọng lên nhắc tôi đi ngủ, thèm được má sai đi xuống xóm dưới lấy da heo về cho má làm bì…
Và tôi thèm được nghe người ta gọi tôi là “Con Thắm, con Bà Tư bánh tằm!”…
Đối với tôi, giờ đây đó là điều đáng tự hào nhất…
Hồng Thắm
Đây là bài viết chân thành nhất mà tôi từng đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét